Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ

Một con chuột nếu không “cẩn thận” cũng hoàn toàn có thể trở thành tội đồ trong mắt hoàng đế và bị đưa ra xét xử rồi hành quyết công khai.

Đầu tiên phải nói đến nữ hoàng Catherine vĩ đại của nước Nga

Bà từng là một công chúa được hưởng nền giáo dục hoàn hảo; là người con gái có đầu óc thực tế của Hoàng tử nước Phổ và sau này trở thành một trong những nữ vương trị vì vương quốc Nga vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Bà lên ngôi Nữ hoàng vào ngày 9 tháng 7 năm 1762 và trị vì nước Nga trong vòng 33 năm. Bà đã mang tinh hoa của nền văn hóa châu Âu, giúp nền kinh tế, hệ thống giáo dục, quản lý và luật pháp được cải thiện rõ rệt cho nước Nga. Dưới thời bà, mọi công dân có quyền bình đẳng theo quy định của pháp luật; mọi hình thức tra tấn hay tội tử hình đều bị xóa bỏ.
Bà có công lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Trong thời gian bà nắm quyền, lãnh thổ nước Nga được mở rộng hơn bao giờ hết, phát triển về tất cả mọi mặt và trở thành một trong những thế lực đáng gờm ở châu Âu.
Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ - Ảnh 1.
Trong thời gian bà nắm quyền, lãnh thổ nước Nga được mở rộng hơn bao giờ hết, phát triển về tất cả mọi mặt và trở thành một trong những thế lực đáng gờm ở châu Âu.
Đối với người dân Nga, họ vô cùng biết ơn và kính yêu bà; họ tôn vinh bà là Nữ hoàng Catherine vĩ đại, một danh hiệu xứng đáng cho tất cả những gì bà làm được.
Còn nhân vật kỳ quặc trong câu chuyện này là ông chồng của bà: Hoàng đế Peter III
Hoàng đế Peter III lại không giỏi giang được như v. Theo rất nhiều bản sử kể lại, hoàng đế Peter III của đế chế Nga là một người đáng sợ, tàn độc và gần như là điên rồ. Trong cuốn hồi ký của mình, vợ của Peter đã mô tả ông là một người thô lỗ, nghiện rượu, ham chơi và vô trách nhiệm với đất nước. Một trong những thú vui của Peter chính là ăn mặc giống những vị tướng và ra lệnh cho những người hầu tham gia vào những trò đánh trận giả.
Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ - Ảnh 2.
Peter III, người chồng đầu tiên của Catherine.
Dần dần Peter trở nên rất giỏi trong chuyện đó, và học được rất nhiều thông qua việc chơi đùa với những quân lính đồ chơi của mình. Chẳng những thế, ông còn có một nỗi ám ảnh kỳ lạ đối với những đồ chơi mang tính chất quân sự.

Chuyện con chuột bị đem ra xét xử

Nguyên nhân chính khiến Peter trở nên như vậy có thể do "tuổi thơ dữ dội" của ông. Ông được sinh ra ở Đức với cái tên là Karl Peter Ulrich, nhưng sau đó bị ép đến nước Nga để trở thành người kế vị của dì ông, nữ hoàng Elizabeth Petrovna. Ông không thể nói được tiếng Nga, và cũng chưa bao giờ thành thục ngôn ngữ này; nó như là một sự kháng cự của ông đối với việc bị giam cầm ở Nga và sau này trở thành người đứng đầu đất nước.
Đối với một người phụ nữ có trí tuệ phi thường và tham vọng lớn lao như Catherine thì bà đã rất bất ngờ khi nhận ra rằng chồng mình chẳng quan tâm gì ngoài những trò chơi vô bổ của ông ta; và tất cả những gì ông ta muốn ở bà là hãy ăn mặc như một người lính và cùng chơi những trò tập trận nguy hiểm, gian nan.
Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ - Ảnh 3.
Đội quân đồ chơi giống như đội quân của Peter III.
Trong phòng riêng của mình, Peter có cả một rương đầy những quân lính đồ chơi. Thỉnh thoảng khi không có ai làm phiền, ông sẽ lôi đống quân lính đồ chơi đó ra và tỉ mỉ xếp chúng thành những đội hình chiến đấu theo chiến thuật của ông. Phòng ngủ sẽ là chiến trường, quân lính đồ chơi sẽ là lực lượng trung thành còn bản thân Peter chính là vị tướng vĩ đại.
Đặc biệt, trong một lần nọ, Catherine phát hiện xác một con chuột treo trên tường do bị phán tội phản quốc và kết án tử hình bằng cách treo cổ.
"Một ngày nọ, khi tôi bước vào gian phòng của Đức vua, tôi nhìn thấy một con chuột lớn đang bị treo lủng lẳng trên giá treo cổ. Tôi hỏi Đức ngài vì sao lại như vậy, và ngài nói rằng con chuột đó đã phạm một tội lớn, mà theo luật chiến tranh thì phải chịu án tử hình."
Nhưng một ngày, có một con chuột đã phá vỡ đội hình chiến đấu được sắp xếp kỹ càng của Peter bằng cách nhấm đầu của một binh sĩ đồ chơi. Có lẽ nó cứ tiếp tục gặm nhấm hết đầu của tất cả các binh sĩ đồ chơi ở đó nếu như không bị con chó của Peter bắt quả tang tại trận.
Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ - Ảnh 4.
Catherine đã phát hiện chồng mình treo cổ một con chuột trong phòng ngủ.
"Nó đã leo lên các thành lũy của một pháo đài các tông mà Đức ngài đặt trên một chiếc bàn trong tủ của mình và đã nhấm hết hai vệ binh, những người đang làm nhiệm vụ trong pháo đài".
Con chó săn của Đức ngài đã bắt được tên tội phạm, nó đã bị đem ra xét xử công khai và phán quyết tử hình; và sau đó thì bị treo ở khu vực công cộng trong vòng 3 ngày liền như tôi đã thấy.
Lần đó Peter đã rất tức giận và cuối cùng thì con chuột bị treo cổ trên cái giá treo cổ nhỏ mà Peter làm riêng cho lần xét xử này. "Để cho công bằng với con chuột thì phải thừa nhận rằng nó đã bị hành quyết mà chưa hề qua đợt thẩm vấn hay tự bào chữa nào", bà kể tiếp.
Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ - Ảnh 5.
Bức tượng của Peter III ở Kiel.
Phải nói là xử tử bằng cách treo cổ là một trong những hình thức được sử dụng phổ biến nhất thời đó. Khi bị treo lủng lẳng trên cao, trọng lượng của con người sẽ siết chặt khí quản, cắt đứt sự lưu thông của móng và không làm đứt cổ nạn nhân.
Trong trường hợp con chuột này thì trừ khi bị vòng dây siết chặt quanh cổ, nó sẽ không bị mất máu hay nghẹt thở. Thay vào đó, nó sẽ chết do bị đói liên tục trong nhiều ngày trong khi vẫn tự hỏi chuyện quái gì đã xảy ra vây.
Đã từng có một vị hoàng đế Nga đem con chuột ra xét xử trước tòa và... hành hình nó trên giá treo cổ - Ảnh 6.
Con chuột đáng thương đã chẳng có lấy một cơ hội để tự bào chữa.
Nguồn: Vintage News

Xu hướng "chồng ở nhà nội trợ, vợ đi làm kiếm tiền" đang tăng mạnh ở Nhật Bản

Ở đất nước Nhật Bản mà qua nhiều thế hệ, công việc của người đàn ông trong gia đình luôn được ưu tiên hơn phụ nữ, hiện đang có một sự thúc đẩy để hướng tới bình đẳng giới được chính phủ tiến hành sau nhiều năm đấu tranh với tỷ lệ sinh thấp.

Đầu những năm 2000, Nhật Bản có tỉ lệ sinh giảm mạnh, cùng với đó là sự già hoá của dân số, dẫn đến thiếu lao động trầm trọng. Các nhà chức trách lúc đó đành phải chuyển hướng nguồn cung lao động sang một đối tượng mới: phụ nữ.
Điều này trái ngược lại với lối suy nghĩ từ trước tới nay của chính phủ Nhật là nếu phụ nữ càng làm việc nhiều, họ sẽ càng trì hoãn việc kết hôn và sinh đẻ. Vì thế, tới năm 2005, các nhà cầm đầu đất nước quyết định ban hành nhiều hơn nữa những chính sách ưu đãi về nghỉ đẻ cũng như đồng ý trợ cấp cho các sản phụ. Nhưng tiếc thay, vẫn không có gì khác biệt. Mặc dù số lượng phụ nữ đi làm ngày càng tăng cao giúp giải quyết vấn đề thiếu lao động, thì tỉ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm mạnh.
Xu hướng chồng ở nhà nội trợ, vợ đi làm kiếm tiền đang tăng mạnh ở Nhật Bản - Ảnh 1.
Mặc dù số lượng phụ nữ đi làm ngày càng tăng cao giúp giải quyết vấn đề thiếu lao động, thì tỉ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm mạnh.
Khi các nhà chức trách Nhật Bản cầu cứu tới những nhà nghiên cứu trên khắp thế giới để tìm hiểu về lí do suy giảm tỉ lệ sinh, họ hiểu rằng trước giờ họ đã nỗ lực để thay đổi sai đối tượng. Phụ nữ thấy việc làm mẹ không hấp dẫn không phải do công việc đã chiếm hết thời gian của họ, mà là do thiếu sự ủng hộ, hợp tác của những người chồng.
Cần giải quyết vấn đề tồn tại trong cách làm việc quá đặt nặng kỉ luật của người dân Nhật
Theo một khảo sát vào năm 2006, đàn ông Nhật chỉ dành khoảng 1 giờ mỗi tuần để chăm sóc con cái, còn ở phụ nữ thì con số này lên tới 30 đến 40 tiếng mỗi tuần.
Nhưng vấn đề này không bắt nguồn từ việc những người đàn ông này coi thường việc chăm sóc con cái hay vì họ lười biếng. Khi bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát những người cha trong năm 2008, một phần ba trong số họ nói rằng họ thực sự muốn xin nghỉ phép để ở nhà chơi với con, nhưng lại sợ sếp mình không vừa ý.
Tại một cuộc phỏng vấn cho chương trình IkuBoss vào tháng 4 năm 2014, bà Masako Mori, bộ trưởng Nhật Bản về bình đẳng giới và suy giảm tỷ lệ sinh, nói rằng các công ty Nhật Bản cần tạo thêm nhiều cơ hội và chính sách ưu đãi hơn để các ông bố bà mẹ có thể yên tâm nghỉ phép để chăm con mà hoàn toàn không phải chịu bất cứ hình phạt nào.
Xu hướng chồng ở nhà nội trợ, vợ đi làm kiếm tiền đang tăng mạnh ở Nhật Bản - Ảnh 2.
Bà Masako Mori, bộ trưởng Nhật Bản về bình đẳng giới và suy giảm tỷ lệ sinh, nói rằng các công ty Nhật Bản cần tạo thêm nhiều cơ hội và chính sách ưu đãi hơn để các ông bố bà mẹ có thể yên tâm nghỉ phép để chăm con.
"Vì các công ty luôn cần nguồn nhân lực lớn để vận hành bộ máy mỗi ngày, nên các nhân viên luôn cho rằng mình không có quyền xin nghỉ phép để chăm sóc con cái." – bà Mori nói. "Chính vì vậy chúng ta cần những vị sếp chịu đứng ra và thuyết phục nhân viên của mình rằng: ‘Hãy về nhà sớm và dành thời gian cho con bạn đi, chúng còn nhỏ và rất cần sự quan tâm. Sẽ có người khác làm thay việc của bạn thôi.’"
Đập tan những định kiến lâu đời
Anh Shuichi, 30 tuổi, từng làm kỹ sư tại một công ty công nghệ ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản trước khi anh được chẩn đoán mắc bệnh sarcoidosis, một loại bệnh gây nên sự tăng trưởng các cơ quan chính của cơ thể. Anh Shuichi đã kết hôn được một năm, và vì căn bệnh của anh khiến anh phải nằm liệt giường và không thể làm việc, anh đã yêu cầu vợ anh, Kiyoko, được ly hôn với suy nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của cô ấy hạnh phúc hơn.  
"Cô ấy đã giận tôi và nói: ‘Em sẽ đi làm kiếm tiền, anh cứ việc ở nhà và lo việc nội trợ!’." – anh Shuichi nhớ lại. Vào thời điểm đó, việc vợ đi làm còn chồng ở nhà là điều hết sức kì lạ.
Đó là những năm đầu của thập niên 2000, khi việc theo đuổi sự nghiệp thường chỉ dành cho đàn ông. Trước lúc đó chỉ một thập kỉ, phụ nữ Nhật Bản vẫn không được phép đi làm. (Trước khi chính quyền Nhật Bản ban hành đạo luật "Cơ hội việc làm bình đẳng" vào năm 1986, phụ nữ thường bị ngăn cản khi có ý định đi làm kiếm tiền).
Vào năm 2001, khi Kiyoko quyết định đảm nhận vai trò làm nguồn cung tài chính cho gia đình, thì việc một người đàn ông làm nội trợ vẫn là điều gì đó hết sức kì lạ. Ở thời kì đó, đàn ông thường phải làm việc mệt mỏi trong 12 đến 13 tiếng mỗi ngày trong khi phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc con cái hoặc làm các công việc được trả lương thấp.
Trước kia, với công việc kỹ thuật viên của mình, Shuichi thường xuyên nhận làm thêm 120 giờ mỗi tháng. Thời điểm đó, anh không có nhiều thời gian bên các con của mình, và các đồng nghiệp của anh cũng hiếm khi thấy chúng. Tình trạng này gần giống như những gì Shuichi gặp phải trong thời thơ ấu của anh: cha anh, một doanh nhân thành đạt, thường vắng mặt trong các bữa cơm gia đình. Bản thân Kiyoko cũng có một mối quan hệ tương tự với cha của cô ấy. Thời đó, những ông bố quả thực giống như những người xa lạ trong các hộ gia đình Nhật Bản.
Vì vậy, quá trình thay đổi thành một người nội trợ quả không dễ dàng đối với những người đàn ông như Shuichi. Khi ở nhà, Shuichi có thể cảm nhận được sự soi mói của những bà nội trợ khác anh nếu họ bắt gặp anh bước cửa hàng tạp hóa vào giờ hành chính. Vì vậy, anh vẫn thường hay mặc bộ đồng phục cơ quan của mình tới đó chỉ để tránh sự dòm ngó của những người xung quanh.
"Trong một thời gian dài, khi tôi cảm thấy đủ tự tin để đi ra ngoài, tôi sẽ luôn mặc bộ com lê của tôi, thậm chí kể cả những lúc tôi đi đến cửa hàng hoặc khi nấu ăn." - anh nói.
Nhưng đến khi vợ anh kiếm ngày càng nhiều tiền hơn, anh nhận ra rằng mình có thể giúp đỡ cô ấy bằng cách làm việc nhà thay vì cứ tìm cách đối phó với sự dị nghị của xã hội hay cố tìm việc làm.
Để đánh dấu bước ngoặt lớn trong tư tưởng này, Shuichi đã đi tẩy tóc. Điều này có vẻ không có gì lấy làm lạ ở các nước phương Tây, hay kể cả ở nước Nhật hiện nay. Nhưng trong mắt người dân Nhật Bản lúc đó, đàn ông tóc vàng không được phép đi làm kiếm tiền. Quyết định tẩy tóc này của Shuichi vì vậy cũng đồng nghĩa như lời tuyên bố của anh về việc mình sẽ trở thành một người chồng nội trợ.
Xu hướng chồng ở nhà nội trợ, vợ đi làm kiếm tiền đang tăng mạnh ở Nhật Bản - Ảnh 3.
Shuichi quyết định thay đổi suy nghĩ và trở thành một người nội trợ trong gia đình.
Vẫn còn áp lực tới từ gia đình và xã hội
Kể cả khi các công ty đưa ra nhiều chính sách có lợi hơn cho các bậc cha mẹ, chúng ta cũng cần hiểu rằng áp lực từ các vị "phụ huynh của phụ huynh", hay ông bà của những đứa trẻ, cũng sẽ là một trở ngại lớn cần vượt qua nếu như ta muốn hướng đến sự bình đẳng giới một cách toàn diện.
Các thế hệ ông bà Nhật Bản thường sinh trưởng trong những gia đình kiểu cũ, với những định kiến được giữ nguyên tới tận bây giờ ngay cả khi cuộc sống đã và đang thay đổi liên tục. Chính vì vậy, những người phụ nữ theo đuổi sự nghiệp riêng của mình thường bị chỉ trích rằng làm như vậy sẽ khiến những đứa con của họ có một tuổi thơ bất hạnh do không có mẹ ở bên để chăm sóc.
Thêm vào đó, việc trở thành một người đàn ông nội trợ như anh Shuichi sẽ được nhìn nhận như một điều vô cùng bất thường và đáng xấu hổ. Thậm chí người Nhật còn có một thuật ngữ riêng chỉ những người đàn ông có vợ và thất nghiệp, đó là himo ("sợi dây trói buộc"), ám chỉ đến sự phụ thuộc tài chính vào người vợ của họ.
Đó chính là lời lí giải cho một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu những năm 2000. Khi đó, phụ nữ thường đánh giá những người đàn ông làm nội trợ là "kém nam tính" hoặc "không có chí hướng".
Những áp lực tinh thần tác động vào cả 2 phía đã khiến việc cố gắng đẩy mạnh bình đẳng giới đã khó nay còn khó hơn nhiều lần.
Vẫn còn hi vọng về một Nhật Bản bình đẳng giới trong tương lai
Tuy khó khăn lại chồng thêm khó khăn, nhưng trong thập kỉ vừa qua, đã có một sự thay đổi rõ rệt trong tiềm thức của người dân Nhật Bản. Phụ nữ không chỉ là những người làm công việc nội trợ, và đàn ông cũng vì vậy mà được giảm bớt gánh nặng phải chu cấp cho gia đình mình.
Anh Kiyonori Yamashita (hay còn được gọi là Kiyo) thường dùng bữa tối cùng con trai, Seiji, và vợ, Lara. Họ luôn chuyện trò và cười khúc khích trong suốt bữa ăn. Anh cũng thường xuyên xuất hiện trong các trận đấu bóng đá của con trai và vì thế, Kiyo và cậu con trai 10 tuổi của mình rõ ràng là rất gần gũi nhau.
Kiyo nói rằng lí do anh có thể dành nhiều thời gian hơn với con trai mình một phần nhờ cô vợ Lara, người Ireland, mong muốn anh ấy làm vậy.
"Có lẽ vì tôi có một người vợ phương Tây." - anh nói. "Nếu tôi có một người vợ Nhật Bản, chắc cô ấy sẽ là người duy nhất chăm sóc cho con trai tôi. Quan điểm người dân Nhật Bản là người mẹ luôn phải chăm sóc lũ trẻ, còn đàn ông chỉ phải đi làm."
Những người đàn ông như Shuichi hay Kiyo, những người từng được gọi theo cách mỉa mai là các ông "chồng nhà" đã khiến số lượng lao động nữ tăng đột biến trong những năm vừa qua. Vào những năm 2000, Nhật Bản đã phải chứng kiến sự tụt hậu với thế giới về số lao động nữ, nhưng năm ngoái tỉ lệ phụ nữ đi làm tại Nhật đã vượt qua Mỹ và chạm mốc 76,3%.
Những năm gần đây, số lượng đàn ông Nhật Bản san sẻ việc nhà cũng như việc chăm sóc con cái với vợ mình ngày càng gia tăng. Giới truyền thông cũng đóng vai trò rất lớn trong cuộc "cách mạng" này khi những hình ảnh của đàn ông làm nội trợ xuất hiện khắp nơi trên các mặt báo, chương trình truyền hình và kể cả các bộ phim dài tập.
Xu hướng chồng ở nhà nội trợ, vợ đi làm kiếm tiền đang tăng mạnh ở Nhật Bản - Ảnh 4.
Những năm gần đây, số lượng đàn ông Nhật Bản san sẻ việc nhà cũng như việc chăm sóc con cái với vợ mình ngày càng gia tăng.
Trước đây, khi được hỏi về quan điểm của mình đối với những ông bố làm việc nhà, nữ sinh tại trường đại học Ochanomizu, Nhật Bản đã nói rằng theo họ đàn ông như vậy vô cùng thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên, khi khảo sát lại nhóm người này vào thời điểm hiện tại, một nửa trong số họ nói rằng họ đang tìm kiếm bạn đời là những người "chồng nhà".
Điều đáng nói ở đây là những ông bố bà mẹ này đều trong tầm tuổi 30, vì thế, ta có thể nhận thấy rằng giới trẻ hiện nay đã có cách nghĩ rất khác biệt so với những bậc phụ huynh ở độ tuổi 50. Việc đặt niềm tin vào một thế hệ trẻ Nhật Bản trong tương lai cũng vì vậy mà hoàn toàn không phải là điều vô lý.  

Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt

Bị bắt nạt, xa lánh chắc chắn là một cảm giác không hề dễ chịu, thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đáng sợ. Tuy nhiên đôi lúc từ dưới đáy vực của sự tự ti, con người ta lại tìm thấy được nghị lực và sự quyết tâm để thay đổi bản thân để tỏa sáng rực rỡ.

Câu chuyện lột xác ngoạn mục của nàng Hoa hậu trái đất Malaysia 2016, Joanna Joseph, không phải là một câu chuyện thần tiên cổ tích mà đó là cả một quá trình nỗ lực rèn luyện, không ngừng cố gắng, không ngừng thúc đẩy bản thân vượt qua giới hạn, vượt qua những lời dè bỉu, dèm pha của những người xung quanh để đạt đến ước mơ của mình.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 1.
Joanna năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên ngành tiếng Anh tại trường Quản trị Khoa học Malaysia. Đối với Joanna, những năm tháng học trung học là khoảng thời gian đầy tủi nhục cô phải chịu đựng sự ghẻ lạnh, chê cười, sự bắt nạt của bạn bè và cả những anh em họ hàng trong nhà.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 2.
zfhoka5
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 3.
5qjnubz (1)
Bố mẹ Joanna thậm chí chẳng hề biết con gái mình mắc bệnh béo phì cho đến khi mọi việc quá muộn màng. Mỗi buổi sáng thức dậy, chỉ việc nhìn vào trong gương cũng đủ làm cho Joanna cảm thấy sợ hãi, có những lúc còn nghĩ đến chuyện tiêu cực làm hại đến bản thân.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 4.
Đến năm 16 tuổi, khi mọi chuyện ngày càng trở nên tệ hại hơn, Joanna bỗng có suy nghĩ rằng nếu bản thân cô không tự giải quyết thì mãi mãi cả đời này cô cũng không thể nào sống khác đi được. Và Joanna đã ra một quyết định to lớn khiến cả cuộc đời cô thay đổi: phải giảm cân, phải sống lành mạnh.
"Tôi đã phải thúc ép bản thân, phải hy sinh nhiều thứ trong cuộc đời để có được tôi ngày hôm nay. Mỗi ngày cứ có thời gian rảnh tôi lại đi tập gym, tôi cũng thay đổi cách ăn uống bởi tôi biết cân nặng khỏe mạnh quyết định bởi 70% do chế độ dinh dưỡng. Tất cả thành quả này là do sự nỗ lực mà có, tôi không hề dùng bất cứ loại thuốc giảm cân nào. Tôi đã từng nhìn thấy mẹ mình dùng thuốc giảm cân và bà đã vật vã đến thế nào khi không thể ăn bất cứ thứ gì. Tôi quyết tâm phải chứng minh mình có thể giảm cân mà không cần đến thuốc hỗ trợ".
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 5.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 6.
Những công sức mà Joanna bỏ ra đã có được kết quả xứng đáng vượt ngoài mong đợi. Joanna trở nên thon thả, gọn gàng hơn, cô cũng có một sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn và tự tin hơn với bản thân mình.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 7.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 8.
Cùng với vẻ bề ngoài xinh xắn và tự tin, Joanna đã bắt đầu trở thành người mẫu rồi tham gia các cuộc thi sắc đẹp và đạt được nhiều giải thưởng lớn. Đặc biệt năm 2016, Joanna đã đăng quang trở thành Hoa hậu trái đất Malaysia như là một món quà quý giá đền đáp cho những năm tháng khổ cực mà cô đã trải qua.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 9.
"Với những ai muốn giảm cân, tôi chỉ muốn nói là, tất cả những gì bạn cần chính là sự quyết tâm và ý chí", Joanna nói. "Nghĩ về những kẻ từng chê cười, bắt nạt bạn cũng là một động lực giúp bạn tiến xa hơn nữa".
Ngay cả khi Joanna đã trở nên xinh đẹp, không ít lần cô cũng phải chịu sự soi mói của những người xung quanh. Người thì cho rằng Joanna đã đi tẩy da, người nói cô đã chỉnh sửa sắc đẹp... Joanna bỗng nhận ra rằng điều quan trọng nhất không phải là ý kiến của người đời mà bản thân mình tự biết được mình là ai.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 10.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 11.
"Hãy trân trọng và yêu thương chính mình, đó là điều trước đây tôi đã không hiểu được", Joanna nói.
Vừa qua, Joanna lại tiếp tục giành được ngôi vị Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu quốc tế Malaysia 2018. Cùng với danh tiếng của mình, Joanna đã và đang đăng tải những bài viết để giúp đỡ những ai muốn giảm cân, cô thường xuyên cổ vũ tinh thần, động viên những cô gái trẻ hãy nỗ lực để đạt được mơ ước của mình.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 12.
Hành trình lột xác ngoạn mục thành hoa hậu của cô nàng béo phì, đen đúa từng bị bạn bè cười chê và bắt nạt - Ảnh 13.
Cơ thể của Joanna vẫn còn đó những vùng da bị rạn, chảy nhão vì hậu quả của việc béo phì năm xưa, tuy nhiên cô không vì vậy mà tự ti bởi chúng là thứ nhắc nhở cô phải tiếp tục cố gắng rèn luyện mình không ngừng.